Vào dịp đầu năm, các ngôi chùa luôn là địa điểm thu hút nhiều du khách, phật tử và người dân. Đây thời điểm diễn ra nhiều hoạt động lễ hội, cầu an, cầu phúc…. Đến chiêm bái, tham quan, vãn cảnh, đồng thời để cầu nguyện cho một năm mới an lành, hạnh phúc.
Quảng Bình nơi có nhiều Di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh, công trình văn hóa tâm linh có giá trị. Trong đó phải nói đến các chùa vừa là công trình văn hóa tâm linh. Vừa là điểm đến của du khách, phật tử và người dân trên địa bàn. Nhất là mỗi dịp Tết đến, Xuân về như: Chùa Hoằng Phúc, Chùa Kim Phong – Núi Thần Đinh, Chùa Đại Giác, chùa Quan Âm…
Tại các ngôi chùa này, từ ngày mồng 1 đến rằm tháng Giêng hàng năm. Hàng ngàn người dân trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Quảng Bình. Cũng như du khách thập phương lại nô nức đi lễ chùa đầu năm. Với tấm lòng thành kính và ước mong một cuộc sống bình an, may mắn cho gia đình và bạn bè, người thân.
Chùa Hoằng Phúc Ngôi chùa Ngôi chùa Ngôi chùa Ngôi chùa
Chùa Hoằng Phúc là một trong những danh lam cổ nhất trên đất Quảng Bình. Với bề dày lịch sử khoảng trên 700 năm. Toạ lạc thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Lúc đầu, chùa có tên là Am Tri Kiến, sau có tên là chùa Kính Thiên. Tục danh chùa Trạm (hay chùa Quan). Chùa Hoằng Phúc không chỉ là nơi thờ Phật, hoằng dương Phật pháp. Nơi đây còn gắn liền với các sự kiện lịch sử quan trọng.
Năm 2010, UBND tỉnh Quảng Bình quyết định xếp hạng chùa Hoằng Phúc là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Ngày 30/11/2014, UBND huyện Lệ Thủy tổ chức lễ khởi công phục dựng, tôn tạo chùa Hoằng Phúc.
Ngày 09/12/2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 4248/QĐ-BVHTTDL. Về việc xếp hạng di tích quốc gia Di tích lịch sử Chùa Hoằng Phúc. Cứ mỗi độ tết đến xuần về, đã có hàng ngàn người tới tham quan, vãn cảnh và cầu an, cầu phúc tại ngôi chùa này.
Tại chùa Hoằng Phúc diễn ra các lễ hội như: Lễ lấy nước tại Vực An Sinh; Lễ cúng Sơn Thần thổ địa; Lễ Phóng sinh; Thuyết pháp và Quy y Tam bảo; Lễ cầu nguyện Quốc Thái dân an. Với lễ hội này sẽ thu hút nhiều du khách thập phương. Bà con phật tử và nhân dân trên địa bàn đến tham quan, vãn cảnh và cầu phúc, cầu an. Đồng thời cũng là dịp tìm về với những yếu tố văn hoá tâm linh, những giá trị tuyền thống mang bản sắc văn hoá quê hương.
Chùa Quan Âm
Chùa Quan Âm ở thôn Quyết Thắng, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Là một trong năm trăm ngôi chùa Cổ Việt Nam còn sót lại sau chiến tranh hủy diệt của đế quốc Mỹ. Chùa được xây dựng thời Hồng Đức thứ ba (Lê Thánh Tông) 1473. Qua thời gian và sự tàn phá của bom đạn, chùa Quan Âm bị xuống cấp nghiêm trọng. Từ tháng 12/1989 chùa được bà con phật tử trong làng, ngoài xã tu sửa lại. Đến năm 2011, chùa được các nhà hảo tâm, các phật tử trong vùng đóng góp công sức, tiền của, đến nay, ngôi chùa đã được trùng tu . Đặc biệt, chùa Quan Âm vẫn bảo đảm sự tôn nghiêm và giữ nguyên hiện trạng của ngôi chùa cổ…
Trong các dịp Tết Nguyên đán, chùa Quan Âm đã đón nhiều du khách, bà con Phật tử và nhân dân trong vùng tới tham quan, vãn cảnh, dự lễ dương sao cầu an, cầu phúc đầu năm.
Núi Thần Đinh
Di tích danh thắng núi Thần Đinh thuộc xã miền núi Trường Xuân, huyện Quảng Ninh. Là di tích danh thắng tâm linh có sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan sông núi và tâm linh. Trên đỉnh núi có chùa Kim Phong, miếu, mộ cổ; trước mặt chùa Kim Phong có Giếng Tiên nước ngọt trong xanh, mát rượi.
Từ năm 1470, nơi đây có nhiều vua chúa đến vãn cảnh, tôn tạo lại chùa Kim Phong để thờ Phật. Ngày 18/8/2004, UBND tỉnh Quảng Bình đã có quyết định xếp hạng núi Thần Đinh là di tích danh thắng…Nơi đây trở thành điểm du tịch sinh thái tâm linh cho du khách thập phương vào dịp đầu xuân năm mới.
Khách đến Thần Đinh tập trung vào dịp rằm, lễ, tế, khi tiết trời đất như giao hòa vào nhau. Thần Đinh nằm trong vùng đất thiêng được người dân địa phương gọi là “Đầu Mâu đa tiên, Thần Đinh đa phật”.
Chùa Đại Giác Ngôi chùa Ngôi chùa Ngôi chùa Ngôi chùa
Chùa Đại Giác tọa lạc tại phường Đức Ninh Đông, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của hàng vạn người dân Quảng Bình nói chung. Mà còn là nơi chốn yên bình giúp phật tử, người dân tìm thấy sự thanh thản, yên bình trong tâm hồn mỗi độ Tết đến, xuân về.
Ngôi chùa được đầu tư xây dựng khang trang với quy mô lớn. Trong đó có tượng phật A Di Đà bằng đá cẩm thạch nguyên khối cao 9m, nặng 40 tấn. Đây là một trong những tượng phật A Di Đà bằng đá cẩm thạch lớn nhất trong cả nước. Tòa tháp cao 13 tầng được đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của người dân địa phương.
Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Đèo Ngang, Quảng Bình vừa có sự tích riêng. Vừa là hình tượng Mẫu Liễu Hạnh chung trong đời sống tâm linh của nhân dân ta. Trong tiềm thức của người dân, Liễu Hạnh là một vị thần. Một biểu tượng về khát vọng tự giải phóng của người phụ nữ. Muốn thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội, của lễ giáo phong kiến. Khát vọng đạt được những ước mơ về hạnh phúc gia đình. Đó cũng là ý thức hệ nhân sinh của người dân Việt Nam được ký thác vào biểu tượng người mẹ.
Hàng năm, có rất nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến với nơi đây. Đồng thời thắp hương tại Đền để cầu an, cầu phúc, cầu nguyện cho một năm mới an lành.
Tại một số chùa khác như: chùa Vĩnh Phúc (huyện Tuyên Hóa), chùa Thanh Quang (huyện Bố Trạch), chùa Phổ Minh (thành phố Đồng Hới)… Cũng đã thu hút hàng ngàn du khách, bà con phật tử. Và người dân đến cầu an, cầu phúc, lễ Phật đầu năm mới.
Ngoài các địa điểm nêu trên, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn có một số di tích trọng điểm. Như Đền Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ đường 20 Quyết Thắng, Vũng Chùa – Đảo Yến… Mỗi ngày thu hút rất đông du khách, nhân dân đến tham quan, vãn cảnh, cầu an, cầu phúc đầu năm mới.
Có thể nói, đến chùa vãn cảnh, cầu an, cầu phúc đầu năm là nét văn hóa truyền thống tự ngàn đời. Là dịp để con người tìm sự bình an trong tinh thần. Lắng đọng tâm hồn, thanh thản cõi lòng sau bao bộn bề, lo toan của cuộc sống. Đây thực sự là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng.
==> Quay lại